[Tư vấn] Có nên xây tầng hầm cho biệt thự hay nhà phố?

Đăng bởi Kientrucdongnai 0 17
Chia sẻ bài viết

Hiện nay, những ngôi nhà có tầng hầm xuất hiện ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của các chủ đầu tư. Vậy tầng hầm mang lại lợi ích gì, chi phí xây có cao không? Cần lưu ý điều gì khi thiết kế và thi công? Tất cả những điều này sẽ được kiến trúc Đồng Nai giải đáp trong bài viết dưới đây để các gia chủ hiểu hơn về kiểu nhà này và có quyết định cho riêng mình.

Tầng hầm và tầng bán hầm là gì?

Tầng hầm là tầng có hơn một nửa chiều cao nằm dưới mặt đất, thậm chí có thể nằm hoàn toàn trong lòng đất và mặt bằng tầng trệt ngang với vỉa hè nên khá tối.

Còn tầng bán hầm là tầng có một nửa chiều cao nằm trên mặt đất hoặc ngang với cốt mặt đất nên nhìn thấy khá rõ, sáng và thông thoáng hơn tầng hầm.

3 lợi ích của tầng hầm

Không chỉ đơn giản là một tầng để sử dụng, tầng hầm mang đến cho gia chủ khá nhiều lợi ích. Dưới đây là 3 lợi ích chính:

  • Giúp tăng diện tích sàn sử dụng: Đối với những công trình bị hạn chế về chiều cao thì tầng hầm sẽ giúp tăng diện tích sàn sử dụng. Tại tầng hầm, gia chủ có thể bố trí thêm nhiều không gian tiện ích khác như: phòng karaoke, phòng giải trí, kho, hầm rượu, phòng kỹ thuật (lò sưởi, hệ thống phân phối điện)…
  • Thiết kế làm gara ô tô: Gia chủ có thể khai thác tầng hầm, tầng bán hầm để làm gara xe mà không cần xây dựng gara ngoài trời. Quỹ đất còn thừa sẽ dành cho sân vườn và cảnh quan để mang đến không gian xanh cho ngôi nhà.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Nhìn từ bên ngoài, tầng hầm sẽ tạo thành một khối chân đế vững chãi, giúp tôn dáng và làm cho công trình thêm bề thế. Hơn nữa, nhờ tầng hầm ngôi nhà được nâng cao nên thông thoáng, chống ẩm tốt và nhận nhiều ánh sáng và luồng gió tự nhiên hơn.

Với những lợi ích nêu trên có thể thấy thiết kế tầng hầm phù hợp với các công trình kinh doanh công cộng như nhà hàng, văn phòng, khách sạn, căn hộ… Còn đối với biệt thự, nhà phố, tuỳ vào khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng thực tế mà gia chủ có thể lựa chọn xây tầng hầm hoặc không.

Chi phí xây dựng tầng hầm

Thi công tầng hầm đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, từ việc đào, gia cố chống sụt lún, đổ bê tông vách tường… đến chống thấm. Vì thế, chi phí thi công xây dựng 1 tầng hầm thường tốn kém hơn xây 1 tầng nổi thông thường khoảng 1,5 – 2 lần.

Dưới đây là một vài gợi ý về cách tính chi phí xây dựng tầng hầm dựa trên độ sâu của tầng hầm so với cote vỉa hè:

  • Độ sâu dưới 1,2m: Đơn giá xây dựng phần thô nhân với 130% diện tích sàn.
    Độ sâu 1,2 – 1,8 m: Đơn giá xây dựng phần thô nhân với 150% diện tích sàn.
    Độ sâu 1,8 – 2,5 m: Đơn giá xây dựng phần thô nhân với 170% diện tích sàn.
    Độ sâu trên 2,5m: Đơn giá xây dựng phần thô nhân với 200 – 250% diện tích sàn.
KIENTRUCDONGNAI - HÂN HẠNH ĐỒNG HÀNG CÙNG CÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger